Họp đánh giá giữa kỳ dự án: "Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để quản lý nguy cơ dịch hại ở Đông Nam châu Á”

Ngày đăng: 25/07/2012 Lượt xem 3566

Dự án STDF PPG/328: “Sự tuân thủ: Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để quản lý nguy cơ dịch hại ở Đông Nam châu Á”

Giới thiệu

Sự tuân thủ là một dự án sức khoẻ thực vật, đã được bắt đầu vào tháng 7/2011, được tài trợ kinh phí bởi quỹ STDF (Standards and Trade Development Facility) của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong thời gian 02 năm. Mục tiêu tổng quát của dự án là để nâng cao năng lực và sự tin cậy ở tiểu vùng đông nam châu Á trong việc áp dụng một tiếp cận hệ thống tổng hợp để quản lý rủi ro dịch hại, như đã xác định trong tiêu chuẩn quốc tế (ISPM) số 14. Tiếp cận hệ thống bao gồm việc sử dụng tổng hợp các biện pháp để làm giảm rủi ro của việc du nhập dịch hại ngoại lai thông qua thương mại tới một mức thích hợp. Điều này có thể là một thay thế trong một số trường hợp nơi mà các biện pháp đơn lẻ không có hiệu quả hoặc không khả thi, nhưng mà nó vốn đã phức tạp hơn nhiều so với các biện pháp đơn lẻ. Phương pháp của dự án là thực hiện bằng công cụ hỗ trợ quyết định mẫu cải tiến, đã được phát triển ở một số khu vực khác gần đây trong năng lực sức khoẻ thực vật, và cải tiến chúng trong phạm vi tiểu vùng này. Các nghiên cứu đối với những loại hàng hoá nông nghiệp có tiềm năng thương mại cao sẽ được thực hiện bởi tổ chức Bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) của các nước đông nam Á tham gia trong thử nghiệm công cụ, sẽ được thông báo bất kỳ điều chỉnh thêm nào. Tác động lâu dài của quá trình này phải bao gồm nhiều quản lý rủi ro dịch hại chặt chẽ hơn ở trong vùng - đối với xuất khẩu và nhập khẩu, sự bao gồm lớn hơn của các bên liên quan trong việc phát triển các kế hoạch quản lý rủi ro dịch hại, tin cậy hơn trong đàm phán thương mại và các cơ hội mới đối với thương mại theo các thoả thuận về tính tương đương.

Các bên tham gia dự án là tổ chức BVTV quốc gia (NPPO) của Malaysia, Vietnam, Philippines và Thailand; hai trường đại học đã làm việc với công cụ hỗ trợ ra quyết định (Imperial College London – ICL, Vương quốc Anh, và đại học Công nghệ Queensland-QUT, Ôxtrâylia); và cơ quan quản lý dự án là CABI-SEA), các cơ quan này cũng cung cấp một số hỗ trợ về truyền thông và kỹ thuật.

Mục tiêu dự án

1. Nâng cao tính cạnh tranh và sự tin cậy ở tiểu vùng đông nam châu Á trong việc áp dụng tiếp cận hệ thống tới các cơ hội thương mại thông qua việc sử dụng công cụ hỗ trợ quyết định cải tiến;

2. Cung cấp và thử nghiệm các công cụ quyết định;

3. Thực hiện giải pháp CP-BN trong tiếp cận hệ thống, bao gồm đánh giá phương pháp, sự tiến triển của các cơ hội thương mại tiềm năng, chắt lọc kinh nghiệm thành một tài liệu hướng dẫn và/hoặc công cụ dựa trên phần mềm, và làm thuận lợi việc chấp nhận và sử dụng của phương pháp mang tình toàn cầu.

Thời gian và kinh phí thực hiện

1. Thời gian: 02 năm, từ 01/7/2011-30/6/2012 (có thể đề xuất kéo dài thêm 01 năm)

2. Kinh phí: 600.000 USD

Nghiên cứu cụ thể của tổ chức BVTV quốc gia trong khu vực: “Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để quản lý nguy cơ dịch hại đối với hàng hoá xuất khẩu”

1. Malaysia: Xuất khẩu mít quả tươi sang Trung Quốc;

2. Philippine: Xuất khẩu chuối quả xanh sang Hoa Kỳ;

3. Thái Lan: Xuất khẩu hoa phong lan cắt cành sang EU ;

4. Việt Nam: Xuất khẩu thanh long quả tươi sang Hàn Quốc và Đài Loan.

Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật là đơn vị được Cục Bảo vệ thực vật giao nhiệm vụ tham gia thực hiện dự án này.

Cuộc họp giữa kỳ được tổ chức tại khách sạn Fortuna, Hà Nội từ ngày 16-19/7/2012. Thay mặt Lãnh đạo tổ chức BVTV quốc gia Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - TS. Hoàng Trung đã đến dự và khai mạc hội nghị. Hội nghị diễn ra trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, thân thiện và thành công tốt đẹp. Ban tổ chức đánh giá cáo những đóng góp của Việt Nam vào thành công chung của dự án này.

Mục tiêu của cuộc họp giữa kỳ

1. Các bên tham gia báo cáo tiến độ thực hiện dự án;

2. Thảo luận và đánh giá tiến độ thực hiện dự án của các bên tham gia thực hiện;

3. Thảo luận và đề xuất biện pháp giải quyết khó khăn của các bên tham gia dự án;

4. Chuyên gia của Uỷ ban Bảo vệ thực vật thế giới (IPPC), Uỷ ban Bảo vệ thực vật châu Á-Thái Bình Dương (APPPC) và Bộ Tiền Công nghiệp New Zealand (DPI) tham gia tư vấn, trao đổi kinh nghiệm;

5. Sửa đổi kế hoạch làm việc (Work Plan), loại hàng hoá thực hiện nghiên cứu (Philippine thay đổi từ Avocado sang banana) và một số chi tiết của các gói kỹ thuật;

6. Xem xét khả năng đề xuất với cơ quan thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện dự án (01 năm) với điều kiện không tăng thêm kinh phí.

Thông tin chi tiết về nội dung, kết quả hội nghị giữa kỳ hoặc những vấn đề khác có liên quan đến dự án nêu trên, đề nghị liên hệ với Ông Dương Minh Tú, Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật, số 149, Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại/Fax: 04. 3851 3746. Email: duongminhtu60@gmail.com .

Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật

Tin liên quan

123movies