Phát động “Nông dân An Giang ứng dụng Chương trình Công nghệ sinh thái trên lúa”

Ngày đăng: 30/03/2011 Lượt xem 4524

Sáng 29-3, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh phối hợp Viện nghiên cứu lúa Quốc tế - IRRI tổ chức lễ phát động “Nông dân An Giang ứng dụng Chương trình Công nghệ sinh thái trên lúa”. Đây là lần đầu tiên, mô hình này được xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm trên lúa tại 2 tỉnh: Tiền Giang và An Giang.


Ảnh: Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát động chương trình

Từ vụ hè thu năm 2010, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang đã chủ động triển khai thử nghiệm mô hình “Công nghệ sinh thái” đầu tiên tại xã Vĩnh Bình (Châu Thành), diện tích 30 héc-ta, với sự tham gia của 15 nông dân cùng trồng hoa bên bờ ruộng quanh cánh đồng “1 phải, 5 giảm”. Đến vụ đông xuân 2010-2011, mô hình đã được triển khai rộng rãi trong tỉnh, thu hút 350 nông dân tham gia và có thêm trên 30 héc-ta áp dụng mô hình này. Kết quả, mô hình giúp tiết giảm từ 4 - 5 lần phun thuốc trừ rầy nâu và sâu cuốn lá, đặc biệt năng suất đạt khá cao từ 6 - 6,5 tấn/héc-ta trong vụ hè thu và thu đông. Riêng vụ đông xuân đạt khoảng 7,5 – 8 tấn/héc-ta.

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thế Năng nhấn mạnh: “Mô hình cộng đồng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa bằng công nghệ sinh thái là một tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trên lĩnh vực BVTV và được ứng dụng rộng rãi trên nền tảng các chương trình đã triển khai trên cây lúa trước đây. Đó là chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và gieo sạ theo lịch đồng loạt né rầy… giúp giảm chi phí đầu tư, lợi nhuận cao, nâng chất lượng nông sản và thân thiện với môi trường, cần thiết trong việc tổ chức trồng lúa theo hướng GAP…”.

Dịp này, UBND tỉnh đã trao nhiệm vụ và biểu tượng “Công nghệ sinh thái” cho đại diện lãnh đạo 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trao Bằng khen cho 2 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích trong triển khai, ứng dụng mô hình trong thời gian qua.

Ảnh: Đại biểu, chuyên gia và các sinh viên cùng ra đồng trồng hoa tại xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang

 

Từ vụ hè thu năm 2010, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang đã chủ động triển khai thử nghiệm mô hình “Công nghệ sinh thái” đầu tiên tại xã Vĩnh Bình (Châu Thành), diện tích 30 héc-ta, với sự tham gia của 15 nông dân cùng trồng hoa bên bờ ruộng quanh cánh đồng “1 phải, 5 giảm”. Đến vụ đông xuân 2010-2011, mô hình đã được triển khai rộng rãi trong tỉnh, thu hút 350 nông dân tham gia và có thêm trên 30 héc-ta áp dụng mô hình này. Kết quả, mô hình giúp tiết giảm từ 4 - 5 lần phun thuốc trừ rầy nâu và sâu cuốn lá, đặc biệt năng suất đạt khá cao từ 6 - 6,5 tấn/héc-ta trong vụ hè thu và thu đông. Riêng vụ đông xuân đạt khoảng 7,5 – 8 tấn/héc-ta.

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thế Năng nhấn mạnh: “Mô hình cộng đồng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa bằng công nghệ sinh thái là một tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trên lĩnh vực BVTV và được ứng dụng rộng rãi trên nền tảng các chương trình đã triển khai trên cây lúa trước đây. Đó là chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và gieo sạ theo lịch đồng loạt né rầy… giúp giảm chi phí đầu tư, lợi nhuận cao, nâng chất lượng nông sản và thân thiện với môi trường, cần thiết trong việc tổ chức trồng lúa theo hướng GAP…”.
Dịp này, UBND tỉnh đã trao nhiệm vụ và biểu tượng “Công nghệ sinh thái” cho đại diện lãnh đạo 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trao Bằng khen cho 2 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích trong triển khai, ứng dụng mô hình trong thời gian qua.
                                                                                                                        Hồng Trang

Tin liên quan

123movies